Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Truyền thống yêu nước, cách mạng của nhân dân xã Xuân Trường

    Xã Xuân Trường nói riêng, huyện Bảo Lạc nói chung thuộc vùng biên ải phía Bắc của Tổ quốc, nơi có vị trí chiến lược quan trọng trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Trải qua các thời kì lịch sử, với truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần anh dũng, nhân dân Xuân Trường đã cùng với nhân dân các dân tộc tỉnh Cao Bằng đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ quê hương.

anh tin bai

    Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược phong kiến phương Bắc từ Tần, Hán đến Tống, Nguyên, Minh, Thanh (Trung Quốc), nhân dân vùng đất Xuân Trường luôn sát cánh cùng nhân dân trong vùng và cả nước đánh bại các đạo quân xâm lược. Tiêu biểu là cuộc đấu tranh chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất (thế kỉ XI) của người anh hùng Nùng Trí Cao; cuộc đấu tranh của các đội quân thổ binh do các tù trưởng Nùng Tông Đản (có tài liệu ghi là Tôn Đản), Lưu Kỉ, Hoàng Giáp (tức Hoàng Lục) chỉ huy trong cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai (năm 1075); cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông -Nguyên (thời nhà Trần) của thủ lĩnh châu Thượng Lang là Hoàng Thắng Thừa; cuộc khởi nghĩa chống quân Minh (thời Minh thuộc) của các tù trưởng dân tộc Tày là Bế Khắc Thiệu, Nông Đắc Thái; cuộc khởi nghĩa chống giặc phương Bắc của nhân dân tổ’ng Trà Lĩnh dưới sự chỉ huy của Nông Thống Lệnh (thời nhà Nguyễn)... Trong các cuộc đấu tranh đó, trai tráng vùng đất Xuân Trường đều hăng hái gia nhập vào các đội quân để đánh địch, góp phần cùng nhân dân cả nước giành được những thắng lợi to lớn trong công cuộc bảo vệ đất nước.

    Dưới thời nhà Nguyễn, do chính sách ức hiếp, bóc lột của quan quân, đã làm cho nhân dân vùng biên viễn trong đó có Cao Bằng vô cùng căm phẫn, nổ’i dậy khởi nghĩa. Trong đó, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Nông Văn Vân, tri châu Bảo Lạc (Cao Bằng) năm 1829 nhằm chống lại lệnh điều binh đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nông dân miền núi của triều đình. Dưới lá cờ của tri châu Bảo Lạc Nông Văn Vân, người dân vùng đất Xuân Trường ngày nay luôn hăng hái tham gia dưới các hình thức, để bảo vệ quê hương.

    Giữa thế kỉ XIX, lợi dụng sự khủng hoảng ngày càng trầm trọng của chế độ phong kiến triều Nguyễn, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Sau khi đặt được bộ máy cai trị ở các tỉnh thuộc Nam bộ, Trung bộ và đồng bằng Bắc Bộ, thực dân Pháp tiến hành đem quân đánh chiếm các tỉnh miền núi phía Bắc. Tháng 10/1886, thực dân Pháp đánh chiếm Cao Bằng, nhân dân vùng đất Xuân Trường đã anh dũng cùng với đồng bào các dân tộc ở Cao Bằng nổ’i dậy chống trả sự tấn công xâm lược của thực dân Pháp. Do đó, đến năm 1895 chúng mới đặt được ách cai trị trên vùng đất Cao Bằng.

    Chúng lập Tiểu quân khu Cao Bằng thuộc đạo quan binh 2, do tên quan năm người Pháp điều khiển cả bộ máy hành chính và quân sự. Thực dân Pháp đặt bộ máy cai trị khá chặt chẽ từ cấp châu đến tổ’ng và xã; tiến hành thiết lập bộ máy đàn áp quân sự từ trên xuống dưới và thực hiện chính sách bóc lột về kinh tế, nô dịch về văn hóa.

Tại các phủ và châu chúng đặt đại lý, do tên quan hai hoặc quan ba chỉ huy quân sự và các công việc hành chính. Cùng với lực lượng quân sự, thực dân Pháp tăng cường mật thám, cảnh sát, chỉ điểm làm chỗ dựa cho bộ máy đàn áp, khủng bố.

Đối với vùng đất Bảo Lạc vốn tồn tại chế độ thổ ty từ trước, với chính sách dùng người Việt trị người Việt, chúng đã duy trì chế độ thổ ty làm tay sai cho chúng. Trước khi thực dân Pháp xâm lược, người dân Bảo Lạc đã phải sống dưới ách bóc lột hà khắc về vật chất và tinh thần của chế độ thổ’ ty. Chúng bắt người dân cống nạp, đóng tô thuế và lao dịch,... Sau khi trở thành tay sai của Pháp, chúng tăng cường chính sách bóc lột, thu tô thuế và đàn áp nhân dân. Bên cạnh đó, các chức dịch ở cấp tổ’ng, xã thuộc châu Bảo Lạc được thiết lập nên để cai trị nhân dân như: Lý trưởng, Phó lý, Thủ bạ, Xã đoàn, Kỳ mộc, Cải sôn.

Đến đầu thế kỉ XX, chúng đưa quân xây dựng đồn bốt tại Bảo Lạc, trong đó có đồn Đồng Mu, hay còn gọi là Pu Đồn (thuộc xã Xuân Trường ngày nay). Đồn Đồng Mu được xây dựng bằng đá khá kiên cố, xung quanh có hàng rào bằng tre, gai, bao quanh là hệ thống hào, lô cốt, lỗ châu mai, với ba cổ’ng ra. Tại đồn có lính khố đỏ trấn giữ, được trang bị vũ khí súng đạn, kiếm đao, lựu đạn mỏ vịt, súng máy đại liên, thuốc nổ’, do quan hai người pháp chỉ huy.

    Cùng với việc ra sức vơ vét tài nguyên, đàn áp về quân sự, chúng còn khuyến khích các nhóm phỉ cướp của, giết người, đốt phá làng mạc, gây mất trật tự trị an, tạo tâm lý hoang mang trong nhân dân. Chúng thi hành chính sách thuế khóa, phu phen nặng nề, với nhiều loại thuế khác nhau: thuế thân, thuế điền thổ’. Thuế thân đối với nam giới đủ 18 tuổ’i yêu cầu phải nộp 3 đồng đến 6 hào tiền Đông Dương, sau đó được cấp cho một tờ giấy chứng nhận gọi là thẻ bài (cấu pai)[I]. Thuế ruộng đánh theo mẫu, sào rồi quy ra thóc giao cho từng hộ phải nộp theo diện tích cho thực dân Pháp ở đồn Bảo Lạc hằng năm. Thêm vào đó, bọn quan lại, chức dịch tại địa phương thực hiện chính sách không cho người dân khai phá, mở rộng diện tích trồng trọt, lưu thông hàng hóa. Hầu hết nhân dân rơi vào cảnh thiếu ăn từng bữa, phải vào rừng đào củ mài, bột báng để sống qua ngày.

    Bên cạnh chính sách đàn áp về quân sự, bóc lột về kinh tế, chúng tiến hành chính sách ngu dân bằng cách nô dịch về văn hóa, giáo dục. Hầu hết người dân Bảo Lạc lúc bấy giờ đều mù chữ; các tệ nạn như hút thuốc phiện, bài bạc,... phổ biến trong tầng lớp thanh niên.

    Người dân Bảo Lạc nói chung, bên cạnh chịu sự hà khắc của chế độ thổ’ ty nay lại thêm ách áp bức của thực dân nên cuộc sống hết sức khổ’ cực. Bị áp bức, bóc lột đến cùng cực, nhân dân địa phương đã cùng với đồng bào các dân tộc ở Bảo Lạc nổ’i dậy đấu tranh chống lại sự tàn bạo của chính quyền thực dân. Các cuộc đấu tranh trên tuy bị đàn áp dã man nhưng đã có ảnh hưởng không nhỏ đến các tầng lớp nhân dân.

    Từ năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, nắm quyền lãnh đạo phong trào cách mạng giải phóng dân tộc. Sự kiện đó đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử phát triể’n cách mạng nước ta. Tiếp đó, tháng 4/1930 Chi bộ cộng sản đầu tiên ở tỉnh Cao Bằng ra đời. Dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng, phong trào đấu tranh ngày càng trở nên sôi nổi, rộng khắp trong cả nước và đã có tác động tích cực đến phong trào cách mạng ở Bảo Lạc. Những hoạt động tích cực của tổ’ chức Đảng ở Cao Bằng, cán bộ


cách mạng và cán bộ Việt Minh đã thu hút đồng bào các dân tộc ở Cao Bằng nói chung tham gia đấu tranh cách mạng.

Quán triệt chủ trương "Nam tiến” của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, tháng 11/1942, Đại hội Việt Minh toàn tỉnh được tổ chức tại Lam Sơn (Hòa An). Đại hội đã kiểm điểm phong trào Việt Minh trong 2 năm 1941 - 1942 và đề ra những nhiệm vụ cụ thể về phát triển phong trào Việt Minh theo các tuyến mà trước đó đã xác định. Đại hội chủ trương: phải chú ý phát triển lên Bảo Lạc để thông sang Hà Giang, Tuyên Quang. Việc huấn luyện, đào tạo cán bộ Việt Minh cho các xã vùng đồng bào các dân tộc được coi trọng và đẩy mạnh.

    Cuối năm 1942, đầu năm 1943, phong trào Việt Minh phát triển mạnh tại châu Bảo Lạc và nhiều châu khác. Đầu năm 1942, đồng chí Võ Nguyên Giáp tổ’ chức lớp huấn luyện, bồi dưỡng cán bộ Việt Minh tại Lũng Lừa (Hòa An), có 11 đại biểu dân tộc Mông, Dao ở Nguyên Bình tới dự. Sau đó, các cán bộ khẩ’n trương về địa phương tuyên truyền, phát triển thêm hội viên cứu quốc và đoàn thể Việt Minh. Từ Nguyên Bình, các cơ sở cách mạng lan đến các xóm người Mông ở chân núi Phia Dạ (phía Tây Nam Bảo Lạc - nay thuộc Bảo Lâm) và vùng ven xã Đồng Mu (thuộc xã Xuân Trường nay). Một số xóm của đồng bào Dao ở Bảo Lạc đã có nhiều hội viên cứu quốc, báo hiệu sự phát triển mới của phong trào cách mạng vùng cao Bảo Lạc.

    Cuối năm 1942, Tỉnh ủy Cao Bằng cử một tổ’ công tác gồm các đồng chí như Bá Nhân, Hồng Đào, Lê Long đến địa bàn xã Ân Quang (nay là vùng đất của các xã Hồng An, Khánh Xuân, Phan Thanh và Xuân Trường) để tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia Việt Minh. Đặc biệt, các tài liệu tuyên truyền được dịch ra tiếng Mông, Dao nhằm giúp đồng bào học tập dễ dàng hơn. Người Mông, Dao ở các vùng xa, vùng sâu của Bảo Lạc hăng hái tham gia cách mạng. Nhờ đó, cơ sở Việt Minh lan rộng ra khắp vùng đất Bảo Lạc, tạo điều kiện cho sự ra đời vào phát triển đội vũ trang chiến đấu ở khu vực này.

    Ở vùng đất xã Ân Quang lúc bấy giờ, phong trào Việt Minh phát triể’n khá sớm, các tổ chức như Thanh niên cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc, Nông dân cứu quốc,... được thành lập và tiến hành quyên góp tiền ủng hộ Việt Minh.

    Nhiều cán bộ đến hoạt động bí mật ở vùng Hoi Ngừa, Lũng Sâu (thuộc xã Hồng An nay) để xây dựng căn cứ hậu cứ chuẩn bị đón “Cán bộ thượng cấp’’ đến hoạt động. Hang hậu cứ được tổ’ chức bí mật, có tích trữ lương thực là nơi nấu cơm, phục vụ cán bộ thượng cấp, người Mông gọi hang này là “Trông he bua’’. Cách hang Khảng 2 km có một lán trại bí mật (được gọi là hội trường cứu quốc) trong rừng sâu thuộc xóm Lũng Sâu, địa điểm này người Mông gọi là “Trông nhìa hậu”, là điểm an toàn, kín đáo, thuận lợi cho việc hoạt động và phát triển phong trào cách mạng xuống các xã ở Bảo Lạc và sang Mèo Vạc (Hà Giang)[II].

    Người trực tiếp đóng vai trò liên lạc giữa cán bộ thượng cấp với tổ chức cơ sở các mạng và bảo vệ, che dấu cán bộ thượng cấp là đồng chí Hoàng A Pá (tức Hoàng Việt Anh - Bí thư Chi bộ đầu tiên của xã Hồng An), người dân tộc Mông. Cũng trong thời gian này có nhiều cán bộ Việt Minh từ nơi khác đến Đồng Mu và nhiều địa phương của châu Bảo Lạc tuyên truyền cách mạng. Bảo Lạc là một trong ba tuyến đường “Nam tiến’’ phát triển phong trào cách mạng của lãnh tụ Hồ Chí Minh từ Cao Bằng sang Hà Giang, Tuyên Quang do đồng chí Phạm Văn Đồng phụ trách vượt qua Bảo Lạc.

Giữa năm 1943, tại Bảo Lạc đã thành lập được Ban Việt Minh ở xã Xuân Trường ngày nay, trụ sở Việt Minh ở khu vực xóm Bao Tỳ và khu vực Slam Sì Lủng (xóm Lũng Lồm). Ngày 20/9/1943 các đại biểu dân tộc Mông, Dao ở Bảo Lạc, đã mở ngày hội thành lập châu Xích Long thuộc địa bàn châu Bảo Lạc đo đồng chí Tiến làm chủ nhiệm châu, đồng chí Vừ A Khư (tức Hồng An) phụ trách Ủy ban cứu quốc châu Xích Long. Việc thành lập khu Việt Minh ở vùng dân tộc thiểu số Cao Bằng nói chung địa bàn Bảo Lạc nói riêng có ý nghĩa to lớn trong việc củng cố và đẩy mạnh phong trào Việt Minh, tạo cơ sở để căn cứ địa cách mạng ở Bảo Lạc được mở rộng củng cố. Trong khu Việt Minh những con đường mòn xuyên rừng rậm qua các dãy núi cao và hiểm trở, nối liền các xóm, bản của người Mông, người Dao, Tày, Nùng... đã trở thành những huyết mạch để phong trào Việt Minh phát triển mạnh vào trong các tầng lớp nhân dân các dân tộc yêu nước.

    Trước sự lớn mạnh của phong trào yêu nước và cách mạng ở Bảo Lạc cũng như toàn tỉnh Cao Bằng, thực dân Pháp và tay sai phản động đã tìm mọi thủ đoạn để đàn áp phong trào, chúng đã gây bao tội ác với nhân dân, sát hại nhiều cán bộ Việt Minh, quần chúng cốt cán trong huyện được giác ngộ. Mặc dù bị địch khủng bố khốc liệt nhưng phong trào cách mạng ở địa phương vẫn được giữ vững. Đêm ngày 4 rạng sáng ngày 05/02/1945, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được sự hỗ trợ tích cực và hiệu quả của nhân dân các dân tộc trên vùng đất của xã Hồng An, Xuân Trường, Khánh Xuân ngày nay đã bất ngờ tấn công đồn Đồng Mu, với 3 mũi tấn công. Quân dân địa phương đã chặn đánh địch tại Khau Cốc Chà, Ngàm Pạc. Do bị tấn công bất ngờ nên quân Pháp ở đồn Đồng Mu buộc phải tháo chạy khỏi đồn. Trong trận đánh này, đồng chí Hoàng Văn Nhủng (bí danh Xuân Trường) đã anh dũng hi sinh, trở thành liệt sĩ đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Cuộc tấn công vũ trang lớn này ở Đồng Mu (Bảo Lạc) báo hiệu và cổ vũ phong trào đấu tranh vũ trang ở địa phương đã phát triển, mở đầu bước ngoặt của cuộc đấu tranh vũ trang giành chính quyền về tay nhân dân các dân tộc huyện Bảo Lạc. Nhân dân địa phương dưới sự chỉ đạo của cán bộ cách mạng của Việt Minh đã tổ’ chức mít tinh mừng thắng lợi và vận động thanh niên người địa phương hăng hái tham gia tự vệ vũ trang, các đội tuyên truyền cách mạng trên khắp địa bàn Bảo Lạc. Chiến thắng vang dội này tạo điều kiện thuận lợi cho việc củng cố, phát triển lực lượng vũ trang và chuẩn bị giành chính quyền ở một số xã. Nhiều đơn vị mới của quân giải phóng được thành lập tại châu Bảo Lạc. Sau khi Pháp buộc phải tháo chạy khỏi đồn Đồng Mu, lực lượng cách mạng đã cảm hoá được lính cúp phăng (lính người địa phương và lính dõng ở Đồng Mu). Từ kết quả phong trào cách mạng tại địa phương, nhất là phong trào vũ trang tự vệ đã phát triển. Đội tự vệ châu Bảo Lạc được thành lập. Đây là đội vũ trang đầu tiên của châu Bảo Lạc, tiền thân của lực lượng vũ trang trong huyện ngày nay. Cùng với những hoạt động của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, các đội tự vệ trong từng cơ sở thôn, bản, xã trên quê hương Bảo Lạc cũng đẩy mạnh hoạt động.

    Ở Đồng Mu phong trào cách mạng phát triển mạnh trong các tầng lớp nhân dân và là nơi giữ gìn bí mật tốt nhất cho cán bộ Việt Minh hoạt động cách mạng và cũng là nơi khó khăn nhất kẻ thù không ngờ được là cơ sở cách mạng từ những năm 1940 - 1945. Trước tình hình trên sự cần thiết phải có tổ chức Đảng tại địa phương lãnh đạo trực tiếp các phong trào. Các đồng chí Lê Long, Đỗ Quang Soan đã được Đảng bộ tỉnh Cao Bằng biệt phái bí mật hoạt động đào tạo cán bộ chuẩ’n bị mọi mặt cho việc thành lập chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên tại Bảo Lạc. Đồng Mu trở thành căn cứ địa cách mạng vững chắc ở Bảo Lạc, là cơ sở quan trọng hình thành nên tổ chức Cộng sản đầu tiên ở châu Bảo Lạc. Ngày 15/4/1945, Chi bộ cộng sản đầu tiên của Bảo Lạc được ra đời tại xóm Lũng Sâu, xã Ân Quang (thuộc địa bàn xã Hồng An ngày nay). Chi bộ được thành lập do đồng chí Nông Thị Triểu (đảng viên đầu tiên được giác ngộ từ phong trào Phụ nữ cứu quốc của xã Xuân Trường) làm Bí thư Chi bộ. Tổ’ chức cơ sở Đảng ở Bảo Lạc được thành lập đánh dấu bước phát triển mới của phong trào cách mạng ở địa phương. Từ đây, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân các dân tộc ở Bảo Lạc, trong đó bao gồm nhân dân các dân tộc ở vùng đất Xuân Trường lúc  bấy giờ đã anh dũng đấu tranh chống lại các thế lực thù địch để bảo vệ quê hương, Tổ quốc. Sau khi ra đời, Chi bộ đã trực tiếp lãnh đạo, củng cố phong trào cách mạng, thành lập Ban Việt Minh ở các xã. Ngày 04/7/1945 Ủy ban cách mạng lâm thời châu Bảo Lạc được thành lập ở Đồng Mu do đồng chí Lê Sáu làm Chủ tịch, tiếp tục lãnh đạo nhân dân truy quét bọn phản động địa phương, củng cố chính quyền cách mạng. Đến tháng 11/1945, hầu hết các xã của Bảo Lạc đã thành lập chính quyền cách mạng; ngày 08/11/1945, Ủy ban Cách mạng lâm thời khu phố Bảo Lạc chính thức được thành lập và ra mắt trước toàn thể’ nhân dân, đánh dấu sự toàn thắng của cuộc đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc, giành chính quyền về tay nhân dân.


[I] Địa chí các xã tỉnh Cao Bằng, tập III, tr. 151

[II] Dẫn theo Đề cương tuyên truyền kỉ niệm 65 năm ngày thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của huyện Bảo Lạc (15/41945 - 15/4/2010) do Ban Tuyên giáo Huyện ủy Bảo Lạc soạn thảo, tài liệu lưu tại Đảng uỷ xã Hồng An.

Tin mới
Đăng nhập